Ngành cơ khí: Biến cạnh tranh thành động lực
Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam sẽ gặp thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Nếu không muốn thua trên “sân nhà” trong cuộc chơi hội nhập, các DN cơ khí cần nỗ lực mạnh mẽ.
Ngành cơ khí: Biến cạnh tranh thành động lực

Nội lực yếu

Theo Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam (VAMI), khi gia nhập các tổ chức thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các DN cơ khí Việt có nhiều điểm yếu hơn các DN nước ngoài. Thứ nhất, hiện đa phần các DN cơ khí vẫn là DN nhỏ, vốn ít. Thứ hai, các đối tác trong TPP đều là những nước có nền kinh tế phát triển, do đó, chuẩn mực sản phẩm cũng cao hơn. Họ đưa ra những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, tiến độ giao hàng… mà đa phần các DN cơ khí Việt Nam quen với lối tư duy làm việc cũ khó có thể đáp ứng được.

Tại Hội thảo DN cơ khí Việt Nam – hành trang trước thềm TPP mới đây, ông Đào Phan Long – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VAMI – thừa nhận, sản xuất cơ khí Việt Nam hiện tại vẫn dừng ở mức “làm gia công”, chưa đủ sức “tự chế tạo ra một số sản phẩm” có sức cạnh tranh quốc tế và đang bị thua ngay trên “sân nhà”. Chính nguyên nhân này dẫn tới hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập siêu nhiều tỷ USD cho các ngành công nghiệp và cho bản thân ngành cơ khí.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Văn Tuấn – Tổng giám đốc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) – cho rằng, khi tham gia TPP, đối với các DN cơ khí, thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội. “Thực tế việc tham gia chế tạo, xuất khẩu thiết bị cơ khí đã được triển khai từ nhiều năm trước, nhưng đơn hàng cứ mai một dần vì nhiều lý do, trong đó có tư duy của một số DN cơ khí. Những đơn hàng đầu tiên chất lượng bảo đảm, nhưng càng về sau chất lượng giảm sút, dẫn đến mất những đơn hàng lớn” – ông Tuấn cho biết thêm.

Nỗ lực vực dậy ngành cơ khí

Để vực dậy ngành cơ khí, ông Lê Văn Khương – Chủ tịch Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) – cho rằng, các DN cơ khí phải tham gia chuỗi sản xuất chung toàn cầu. Đầu tiên, DN có thể làm hàng gia công chế tạo cho nước ngoài, sau đó học hỏi, tiếp cận dần và làm chủ công nghệ. Cuối cùng phải tự mình chủ động sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp và kinh doanh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Ngọc Hà – Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – cho rằng, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm, DN phải nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất, đồng thời giảm giá thành sản xuất. Bản thân VEAM đã đầu tư hơn 230 tỷ đồng cho dây chuyền đúc hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, giúp DN đúc các thiết bị kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm cho các công ty trong và ngoài nước…

Ông Nguyễn Trọng Nam – Giám đốc Công ty CP Bơm Hải Dương – cho biết, để có thể xuất khẩu được máy bơm sang các thị trường trong khu vực ASEAN, Nhật Bản và châu Âu, Bơm Hải Dương đã phải mất thời gian dài để tạo được sự tin tưởng của đối tác vào chất lượng, độ ổn định trong các lô hàng cũng như uy tín trong tiến độ giao hàng. “Nhưng dần dần qua đó, DN Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cũng như phương thức quản trị của họ” – ông Nam nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng sức cạnh tranh cho ngành cơ khí trong quá trình hội nhập, nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào lĩnh vực cơ khí. Đồng thời, lựa chọn đầu tư xây dựng phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm đủ sức cạnh tranh quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu…

Nguồn tin: Báo điện tử Công thương

Đọc Truyện Ngôn Tình Online
Đọc truyện ngôn tình online cập nhật liên tục
Đọc Truyện Kiếm Hiệp Online
Đọc truyện kiếm hiệp gây cấn online cập nhật liên tục
Đọc Truyện Kiếm Hiệp Online
Đọc truyện tiên hiệp gây cấn online cập nhật liên tục
Đọc Truyện Tiểu Thuyết Online
Đọc truyện tiểu thuyết gây cấn online cập nhật liên tục
Hướng Dẫn Nấu Ăn các món ăn đặc sản
Khám phá du lịch Việt Nam du lịch giá rẻ
Trang điểm làm đẹp tự nhiên hàn quốc
Trang điểm làm đẹp tự nhiên nhật bản
Review điện thoại sản phẩm công nghệ mới mỗi ngày
Phân tích lưu lượng mạng – BRO NSM – P1 Bro là một dự án mã nguồn mở, cung cấp cho người dùng một giải pháp giám sát hệ thống, phân tích lưu lượng, thay đổi dữ liệu gói tin
Phân tích lưu lượng mạng – BRO NSM – P2 Bro NSM hỗ trợ triển khai trên nhiều nền tảng hệ điều hành, kiến trúc CPU khác nhau; với phiên bản miễn phí
Phân tích lưu lượng mạng – BRO NSM – P2 Bro NSM trong việc phân tích dữ liệu gói tin PCAP được thu thập từ dữ liệu tcpdump
bảo mật mạng Các bài nghiên cứu, xây dựng giải pháp mạng, phương pháp tấn công mạng; hệ thống IDS, network security monitoring; tường lửa,…
giới thiệu Intel Edison Các bài viết giới thiệu Intel Edison trong phát triển IoT và bảo mật.
Intel Edison – Wifi và ứng dụng trong mô hình mạng – P5 Intel Edison được tích hợp sẵn tính năng thu, phát Wifi giúp cho người dùng linh động trong việc phát triển các mô hình IoT cho từng trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, tôi sẽ thực hiện hướng dẫn các kỹ thuật điều chỉnh và tùy biến mạng Wifi để ứng dụng vào môi trường mạng TCP/IP.
Giới thiệu Intel Edison Intel Edison là một kiến trúc máy tính có kích thước khá nhỏ tương đương một con tem; nó sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về hệ thống tích hợp trong tương lai với sự phát triển ngày càng rộng rãi xu hướng IoT.
Intel Edison – Bluetooth – P2 Intel Edison được tích hợp sẵn Bluetooth Smart/Low Energy (BLE) cho phép bạn có thể kết nối đến Edison từ điện thoại thông minh và phù hợp cho bất kỳ dự án IoT nào mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai thông qua Bluetooth.
Intel Edison – Tùy biến Bluetooth – P3 Mã nguồn BlueZ được cài đặt trên nền Yocto Linux cho phép người dùng Intel Edison tùy biến mạnh mẽ các thông số bluetooth một cách dễ dàng thông qua các tập tin cấu hình.
Tấn công máy tính Windows sử dụng Responder Việc tận dụng các tính năng phần cứng từ Edison (Wireless, Wired hardware) và tính tương thích mạnh mẽ của Yocto linux đã giúp choviệc phát triển các dạng tấn công trên môi trường đòi hỏi tính linh động trở nên dễ dàng.
Truyện tiểu thuyết tiểu thuyết cập nhật mới
Thủ thuật chương trình
Hướng dẫn làm trang sức tự làm trang sức đẹp và dễ dàng
Giới thiệu SDR – Ứng dụng MATLAB và RTL-SDR trong nghiên cứu sóng vô tuyến SDR cung cấp những khả năng phát triển linh động hơn nhiều so với phương pháp truyền thống sử dụng Crystal Radio Set rtl-sdr

Giới thiệu SDR – Theo dõi thông tin chuyến bay sử dụng MATLAB và RTL-SDR thu nhận tín hiệu ADS-B Automatic Dependent Surveillance Broadcast (ADS-B) là một công nghệ được sử dụng trong việc giám sát vị trí của máy bay khi đang hoạt động trên không. ADS-B cho phép máy bay gởi dữ liệu định kỳ theo khoảng thời gian cố định nhằm thông báo các thông tin như vị trí, độ cao, tốc độ, mã chuyến bay, số hiệu máy bay và các thông tin khác.